Tống Chân Tông
Tống Chân Tông

Tống Chân Tông

Tống Chân Tông (chữ Hán: 宋真宗, 23 tháng 12 năm 968 - 23 tháng 3 năm 1022), là vị Hoàng đế thứ ba của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 997 đến năm 1022, tổng cộng 25 năm.Trong thời kì đầu cai trị Chân Tông luôn chủ trương tiết kiệm, quan tâm đến triều chính, xã hội ổn định. Về tình hình bên ngoài, năm 1004, quân Khiết Đan tấn công triều Tống, đánh đến tận căn cứ Thiền Uyên, cửa ngõ vào thành Biện Kinh. Chân Tông được sự khuyến khích của tể tướng Khấu Chuẩn, đích thân sang bờ bắc Hoàng Hà đốc quân, do vậy quân Tống có thêm tinh thần và đánh bại người Liêu. Sau trận đó, hai nước ký bản hiệp ước Thiền Uyên, Tống được xưng là anh nhưng phải nộp tiền và lụa hằng năm cho Khiết Đan. Từ đó, hai nước không động can qua trong hơn 100 năm.Sau Hòa ước Thiền Uyên, ông cách chức hiền tài, trọng dụng gian thần, quá tin vào Đạo giáo, khiến cho đời sống nhân dân cơ cực, tài chính thất thoát, nền chính trị hủ bại và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Trong cung, Chương Hiến Minh Túc hoàng hậu kết bè kết cánh hòng thao túng quyền lực.

Tống Chân Tông

Kế nhiệm Tống Nhân Tông
Thân mẫu Nguyên Đức hoàng hậu
Tiền nhiệm Tống Thái Tông
Thê thiếp Chương Hoài hoàng hậu
Chương Mục hoàng hậu
Chương Hiến Minh Túc hoàng hậu
Chương Ý hoàng hậu
Chương Huệ hoàng hậu
Triều đại Nhà Bắc Tống
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
xem văn bản
Tên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Tên húy
Triệu Đức Xương (趙德昌)
Triệu Nguyên Hưu (趙元休)[1]
Triệu Nguyên Khản (趙元侃)[2]
Triệu Hằng (趙恆)[3]
Niên hiệu
  • Hàm Bình (咸平: 998 - 1003)
  • Cảnh Đức (景德: 1004 - 1007)
  • Đại Trung Tường Phù (大中祥符: 1008 - 1016)
  • Thiên Hi (天禧) hay Nguyên Hi (元禧: 1017 - 1021)
  • Càn Hưng (乾興: 1022)
Thụy hiệu
Ưng Phù Kê Cổ Thần Công Nhượng Đức Văn Minh Vũ Định Chương Thánh Nguyên Hiếu hoàng đế
(膺符稽古神功讓德文明武定章聖元孝皇帝)[4]
Miếu hiệu
Chân Tông (真宗)
Trị vì 10 tháng 5 năm 99723 tháng 3 năm 1022
(&0000000000000024.00000024 năm, &0000000000000317.000000317 ngày)
Sinh (968-12-23)23 tháng 12, 968
Mất 23 tháng 3, 1022(1022-03-23) (53 tuổi)
Khai Phong, Trung Quốc
Tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo
An táng Vĩnh Định Lăng (永定陵)
Thân phụ Tống Thái Tông